1. Giới thiệu chung
Khoa Lý luận chính trị là đơn vị chuyên môn của Trường Đại học Phú Yên, tiền thân là Tổ Lý luận Mác-Lênin - Giáo dục công dân của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên. Năm 2007, Trường Đại học Phú Yên được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, lúc đó giảng viên Lý luận chính trị sinh hoạt ở Bộ môn Văn - Sử - Địa - Chính trị, thuộc Khoa Khoa học Cơ bản. Năm 2009, Bộ môn Lý luận chính trị được hình thành, trực thuộc Trường Đại học Phú Yên. Đến năm 2012, Khoa Lý luận chính trị chính thức được thành lập theo Quyết định số 53/QĐ-ĐHPY ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên.
Khoa Lý luận chính trị có 02 Bộ môn: Bộ môn Khoa học Mác-Lênin; Bộ môn Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ giảng viên, viên chức của Khoa đã không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác phong trào và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Với sự nỗ lực không ngừng, tập thể Khoa và giảng viên, viên chức của đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý như: Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Giấy khen của Hiệu trưởng.
2. Chức năng, nhiệm vụ
2.1. Chức năng:
Khoa Lý luận chính trị là đơn vị chuyên môn thuộc Trường, có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, định hướng phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực được phân công.
2.2. Nhiệm vụ:
a) Quản lý CBVC, người lao động khác và người học thuộc khoa.
b) Xây dựng kế hoạch phát triển khoa về quy mô đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo hướng phát triển chung của Nhà trường.
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành học, các lớp do khoa quản lí.
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; phối hợp với Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
đ) Đề xuất việc tuyển dụng giảng viên các bộ môn do khoa quản lí, lập kế hoạch mời thỉnh giảng, hợp đồng vụ việc trên cơ sở kế hoạch đào tạo của khoa và của Trường.
e) Quản lí chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các học phần do khoa phụ trách; tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập. Xây dựng các bộ môn vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường và của xã hội; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBVC thuộc khoa.
g) Phối hợp với Phòng Quản lí chất lượng xây dựng ngân hàng đề thi cho từng học phần, cải tiến, phát triển các hình thức thi và đánh giá phù hợp với yêu cầu của các ngành, các hệ đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.
h) Xây dựng kế hoạch giảng dạy và phối hợp với Phòng Đào tạo trong việc xây dựng thời khóa biểu; tổ chức và thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của người học.
i) Hướng dẫn người học thực tập tốt nghiệp, thực hành nghề; quản lí và đánh giá các đề tài, đồ án môn học, khóa luận của người học; phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế trong quá trình tổ chức, đánh giá đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp cho người học.
k) Chủ động sử dụng đúng mục đích, hợp lí và hiệu quả kinh phí được Hiệu trưởng phê duyệt hàng năm theo quy định. Quản lí việc sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất Trường giao; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
l) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và các hoạt động văn - thể - mĩ, xã hội cho đội ngũ CBVC và người học thuộc khoa.
m) Phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng Quản lí chất lượng xây dựng và đánh giá các chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các chương trình đào tạo của khoa theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt. Chủ động phối hợp với các đơn vị trong việc phát triển chương trình đào tạo để xin mở mã ngành đào tạo khi hội đủ điều kiện, phát triển đa dạng ngành, nghề đào tạo thuộc khoa.
n) Tổ chức đánh giá CBVC và người lao động khác trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Nhà trường.
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Tập thể cán bộ giảng viên Khoa Lý luận Chính trị